Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị trấn Vương hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2025
  23/04/2025     |  Lượt xem 44   

BÀI TUYÊN TRUYỀN SÁP NHẬP TỈNH HƯNG YÊN VỚI THÁI BÌNH; PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP CÁC XÃ AN VIÊ, NHẬT TÂN, HƯNG ĐẠO VÀ THỊ TRẤN VƯƠNG THÀNH XÃ MỚI

BÀI TUYÊN TRUYỀN SÁP NHẬP TỈNH HƯNG YÊN VỚI THÁI BÌNH; PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP CÁC XÃ AN VIÊN, NHẬT TÂN, HƯNG ĐẠO VÀ THỊ TRẤN VƯƠNG THÀNH XÃ MỚI

BÀI TUYÊN TRUYỀN

SÁP NHẬP TỈNH HƯNG YÊN VỚI THÁI BÌNH; PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP CÁC XÃ AN VIÊN, NHẬT TÂN, HƯNG ĐẠO VÀ THỊ TRẤN VƯƠNG THÀNH XÃ MỚI

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Chính phủ và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Hưng Yên về việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định lâu dài, hiện nay, chính quyền các cấp đang khẩn trương triển khai lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Thực hiện việc xây dựng tổ chức ĐVHC và mô hình chính quyền địa phương 02 cấp gồm: cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.  Theo đó cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành (gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), nhưng sáp nhập một số ĐVHC cấp tỉnh để bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời để mở rộng không gian phát triển. Tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay để hình thành các ĐVHC cấp cơ sở để phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Thực hiện Nghị quyết 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị tỉnh Thái Bình sẽ sáp nhập với tinh Hưng Yên và đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp là “tỉnh Hưng Yên” bới  địa danh này là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hiến và truyền thống cách mạng. Tên gọi này đã xuất hiện từ thời vua Minh Mệnh năm 1831, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Tên Hưng Yên đã có độ nhận diện cao trong cả nước, gắn liền với các giá trị thương mại, giáo dục và công nghiệp. Việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp nhằm hạn chế xáo trộn, giảm khối lượng công việc để thực hiện các thủ tục chuyển đổi con dấu, giấy tờ cho các tổ chức, cá nhân ở các đơn vị hành chính chịu sự tác động và tránh lãng phí. Đồng thời, Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đóng vai trò kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh duyên hải, tên gọi này phù hợp với định hướng phát triển vùng và quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với việc đặt trung tâm hành chính - chính trị đặt tại tỉnh Hưng Yên: UBND Hưng Yên và UBND tỉnh Thái Bình thống nhất đề xuất đặt trụ sở Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Hưng Yên mới tại tỉnh Hưng Yên hiện nay với lý do Hưng Yên nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh kinh tế trọng điểm như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam. Điều này giúp kết nối giao thông thuận tiện và thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế; có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ và đường thủy. Các tuyến đường lớn như Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A và sông Hồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa. Hưng Yên là tỉnh đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để chính quyền tỉnh mới tổ chức hoạt động. Đồng thời, khu vực dự kiến đặt trụ sở có tỉ lệ đô thị hóa rất cao, dân cư tập trung đông đúc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, sản xuất, học tập, giao dịch hành chính và quản lý của chính quyền địa phương sau khi sắp xếp.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao tại Hội nghị lần thứ 37, Hưng Yên giảm 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu. Theo đó, tỉnh Hưng Yên hiện có 139 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 13 phường, 8 thị trấn và 118 xã trong đó các xã, Thị trấn gồm xã An Viên, Nhật Tân, Hưng Đạo và Thị trấn Vương sáp nhập lấy tên là xã Hoàng Hoa Thám. Theo đó tên xã mới được mang tên những danh nhân có nhiều đóng góp, hoặc sinh ra lớn lên ở địa phương  việc lựa chọn tên xã mới là Hoàng Hoa Thám không chỉ đơn thuần là một cái tên, mà chính là niềm tự hào sâu sắc, là sự tri ân đối với danh nhân lịch sử, lãnh tụ phong trào khởi nghĩa Yên Thế  người con ưu tú của dân tộc, người anh hùng của nhân dân Bắc Bộ. Danh tướng Hoàng Hoa Thám không chỉ là biểu tượng của tinh thần bất khuất, mà còn là ngọn cờ đoàn kết, là hình ảnh hội tụ sức mạnh ý chí kiên cường của người Việt. Việc lấy tên xã Hoàng Hoa Thám như một lời nhắc nhở con cháu đời sau: phải luôn yêu nước, đoàn kết, kiên định trong xây dựng quê hương, vun đắp giá trị văn hóa, giữ vững bản sắc và phấn đấu vì một xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, để phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển trong thời kỳ mới.

Xã Hoàng Hoa Thám sau sáp nhập là sự hòa quyện của truyền thống hiện đại, là nơi kết nối những địa danh giàu giá trị văn hóa lịch sử: với sự phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa của Thị trấn Vương thủ phủ của huyện Tiên Lữ cùng những nét đặc sắc văn hóa của các đơn vị Nhật Tân, Hưng Đạo, An Viên nơi có Di tích quốc gia đặc biệt Đền Đậu An và bảo vật quốc gia Tháp đất nung; Làng kháng chiến Tam Nông - mảnh đất trung kiên, giàu truyền thống cách mạng gắn liền với Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Thanh Ngân và điểm Trung tâm đồng bằng Bắc bộ với đậu Dung thuộc xã Hưng Đạo.

Với mục tiệu sáp nhập để: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, quy mô lớn mạnh hơn. Tăng cường đầu tư hạ tầng, kết nối vùng và phát triển kinh tế bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tâm linh, làng nghề, dịch vụ. Đẩy mạnh thương mại, thu hút doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Nhân dân bốn địa phương, dù ở đâu, dù làm gì cũng chung một dòng máu quê hương, cùng sẻ chia niềm tin, trách nhiệm và khát vọng phát triển cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.

            Với tầm nhìn chiến lược của Đảng, Chính quyền các cấp việc thực hiện sắp xếp, tổ chức chính quyền 02 cấp và chủ trương Đề án sáp nhập tỉnh Thái Bình với tỉnh Hưng Yên, sáp nhập các xã tại đơn vị hành chính huyện Tiên Lữ gồm An Viên, Nhật Tân, Hưng Đạo và Thị trấn Vương thành xã mới mang tên Hoàng Hoa Thám sẽ thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh về văn hóa trên địa bàn xã Hoàng Hoa thám mới

Chân dung Hoàng Hoa Thám – anh hùng dân tộc, thủ lĩnh khởi nghĩa Yên Thế,

người con của quê hương Hưng Yên

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung tại đền An Xá

Món ẩm thực ếch om thôn Phượng Tường

Cây Bồ đề cạnh Đậu Dung điểm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ

                                                                                                                 Trần Dậu

 

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 30960