Thừa kế là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp do liên quan đến quyền lợi của các cá nhân nên dễ gây ra mâu thuẫn và xung đột lợi ích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về thừa kế là do người dân chưa hiểu hết các quyền lợi nghĩa vụ của mình khi thừa kế di sản. Trong đó, khái niệm về thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp là hai thuật ngữ pháp lý còn xa lạ với người dân. Để hiểu hơn về hai loại thừa kế trên trong quá trình chia di sản thừa kế, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định liên quan đến thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS)
1. Thừa kế thế vị
a) Khái niệm
Căn cứ theo quy định tại Điều 652 BLDS: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo đó, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc con (cháu/chắt của người để lại di sản) thay thế vị trí của bố hoặc mẹ (con/cháu của người để lại di sản) nhận di sản thừa kế (phần di sản mà bố, mẹ sẽ được hưởng nếu họ còn sống vào thời điểm chia thừa kế) từ ông, bà (hoặc cụ) nếu bố mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà (hoặc cụ).
b) Đặc điểm của thừa kế thế vị
Từ khái niệm trên thừa kế thế vị có các đặc trưng như sau:
- Trong thừa kế thế vị chỉ có cháu/ chắt của người để lại di sản mới được hưởng phần tài sản thừa kế thế vị.
- Nếu thời điểm phát sinh thừa kế thế vị mà người thế vị chưa được sinh ra thì người thế vị đó phải đảm bảo còn sống khi sinh ra và đã thành thai trước thời điểm người được thế vị chết
- Không phải mọi trường hợp đều xảy ra thừa kế thế vị mà thừa kế thế vị chỉ xảy ra khi con/cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
- Thừa kế thế vị chỉ có thể là thừa kế theo pháp luật.
- Con nuôi và cha mẹ nuôi, con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện.
Ví dụ: A có vợ là bà B, có hai con là chị C và anh D. Anh D có vợ là chị F và có con trai là cháu G, ngày 14/04/2019 Ông A và Anh D đi xe về quê gặp tai nạn, cả hai đều qua đời trong vụ tai nạn trên, đều không để lại di chúc. Ông A và bà B có căn nhà trị giá 2 tỷ đồng, và mảnh đất ở Hòa Vang trị giá 1 tỷ đồng. Trong trường hợp này thừa kế thế vị như thế nào?
>>>Trả lời:
Vì Ông A và Anh D chết nhưng không có di chúc, nên phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị xuất hiện trong quá trình chia di sản của ông A.
- Thứ nhất, xác định di sản của ông A là một nửa căn nhà có giá trị là 1 tỷ và nửa mảnh đất ở Huyện Hòa Vang là 500 triệu đồng, tổng di sản là 1 tỷ 500 triệu đồng.
- Thứ hai, Xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông A
Bà B, Chị C và Anh D. Nhưng Anh D đã qua đời cùng lúc với ông A nên con trai của D là Cháu G sẽ thừa kế thế vị cho D.
à Vì vậy trong hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm có: B,C,G.
Bà B, Chị C và Cháu G cùng được hưởng một phần bằng nhau là 1/3 giá trị di sản của ông A, với giá trị là 500 triệu đồng.
Ví dụ trên cho ta thấy rõ về thừa kế thế vị khi cháu G được hưởng 1 phần di sản của ông A.
2. Thừa kế chuyển tiếp
a) Khái niệm thừa kế chuyển tiếp
Thừa kế được hiểu là sự dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa kế được chia thành 02 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Như vậy, dù Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.
Thừa kế là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp do liên quan đến quyền lợi của các cá nhân nên dễ gây ra mâu thuẫn và xung đột lợi ích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về thừa kế là do người dân chưa hiểu hết các quyền lợi nghĩa vụ của mình khi thừa kế di sản. Trong đó, khái niệm về thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp là hai thuật ngữ pháp lý còn xa lạ với người dân. Để hiểu hơn về hai loại thừa kế trên trong quá trình chia di sản thừa kế, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định liên quan đến thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS)
1. Thừa kế thế vị
a) Khái niệm
Căn cứ theo quy định tại Điều 652 BLDS: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo đó, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc con (cháu/chắt của người để lại di sản) thay thế vị trí của bố hoặc mẹ (con/cháu của người để lại di sản) nhận di sản thừa kế (phần di sản mà bố, mẹ sẽ được hưởng nếu họ còn sống vào thời điểm chia thừa kế) từ ông, bà (hoặc cụ) nếu bố mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà (hoặc cụ).
b) Đặc điểm của thừa kế thế vị
Từ khái niệm trên thừa kế thế vị có các đặc trưng như sau:
- Trong thừa kế thế vị chỉ có cháu/ chắt của người để lại di sản mới được hưởng phần tài sản thừa kế thế vị.
- Nếu thời điểm phát sinh thừa kế thế vị mà người thế vị chưa được sinh ra thì người thế vị đó phải đảm bảo còn sống khi sinh ra và đã thành thai trước thời điểm người được thế vị chết
- Không phải mọi trường hợp đều xảy ra thừa kế thế vị mà thừa kế thế vị chỉ xảy ra khi con/cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
- Thừa kế thế vị chỉ có thể là thừa kế theo pháp luật.
- Con nuôi và cha mẹ nuôi, con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đều được thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị nếu như đủ điều kiện.
Ví dụ: A có vợ là bà B, có hai con là chị C và anh D. Anh D có vợ là chị F và có con trai là cháu G, ngày 14/04/2019 Ông A và Anh D đi xe về quê gặp tai nạn, cả hai đều qua đời trong vụ tai nạn trên, đều không để lại di chúc. Ông A và bà B có căn nhà trị giá 2 tỷ đồng, và mảnh đất ở Hòa Vang trị giá 1 tỷ đồng. Trong trường hợp này thừa kế thế vị như thế nào?
>>>Trả lời:
Vì Ông A và Anh D chết nhưng không có di chúc, nên phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị xuất hiện trong quá trình chia di sản của ông A.
- Thứ nhất, xác định di sản của ông A là một nửa căn nhà có giá trị là 1 tỷ và nửa mảnh đất ở Huyện Hòa Vang là 500 triệu đồng, tổng di sản là 1 tỷ 500 triệu đồng.
- Thứ hai, Xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông A
Bà B, Chị C và Anh D. Nhưng Anh D đã qua đời cùng lúc với ông A nên con trai của D là Cháu G sẽ thừa kế thế vị cho D.
à Vì vậy trong hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm có: B,C,G.
Bà B, Chị C và Cháu G cùng được hưởng một phần bằng nhau là 1/3 giá trị di sản của ông A, với giá trị là 500 triệu đồng.
Ví dụ trên cho ta thấy rõ về thừa kế thế vị khi cháu G được hưởng 1 phần di sản của ông A.
2. Thừa kế chuyển tiếp
a) Khái niệm thừa kế chuyển tiếp
Thừa kế được hiểu là sự dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 và Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa kế được chia thành 02 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Như vậy, dù Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế khi phân chia di sản thừa kế.